Kinh nghiệm đúc khuôn vỏ mỏng (mẫu chảy) thực tế

28
Quy trình đổ kim loại vào khuôn đúc vỏ mỏng.

Đúc khuôn vỏ mỏng là dạng đúc trong khuôn cát nhưng thành khuôn mỏng chừng 6 – 8mm. Đây là kỹ thuật đúc đòi hỏi kỹ thuật cao, cần đến tay nghề và hỗ trợ của máy móc.

Chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm thực tế khi đúc khuôn vỏ mỏng thông qua bài viết sau.

Khái niệm về đúc khuôn vỏ mỏng (mẫu chảy)

Đúc khuôn vỏ mỏng là một phương pháp đúc tiên tiến được phát minh vào năm 1958, bởi ông H.F.Shroyer người Mỹ. Đúc vỏ mỏng còn được gọi với các tên khác như đúc khuôn mẫu chảy, đúc mẫu sáp. Về ý tưởng, là tạo ra một mẫu sáp có hình dáng giống hệt sản phẩm kim loại cần đúc.

Sau đó, sẽ tạo lớp vỏ mỏng bao quanh mẫu sáp và sau khi sấy khô lớp vỏ bao quanh mẫu sáp. Mẫu sáp sẽ được nung nóng và chảy thoát ra khỏi lớp vỏ bên ngoài. Kết quả là để lại khoảng trống bên trong vỏ mỏng chính là lòng khuôn. Sau đó, kim loại nóng chảy (inox, thép hợp kim, gang, hợp kim nhôm, hợp kim đồng,…) Bất kể kim loại nào có thể đúc được rót vào lòng khuôn bên trong lớp vỏ để hình thành sản phẩm đúc.

Chính vì vậy, phương pháp đúc khuôn vỏ mỏng còn được gọi là đúc mẫu chảy. Thông thường, tùy theo kích cỡ sản phẩm đúc, chiều dày thành sản phẩm đúc kim loại. Mức độ phức tạp về kết cấu mà người ta thường ghép một số mẫu sáp cùng với nhau để đúc nhiều sản phẩm trong cùng 1 lần rót kim loại. Đối với các sản phẩm lớn, thì thường chỉ đúc ít sản phẩm.

Mô tả đúc khuôn vỏ mỏng

Một số lưu ý khi đúc khuôn vỏ mỏng

Yêu cầu của sáp:

  • Nhiệt độ sáp chảy thấp để đảm bảo sáp dễ thoát ra khỏi vỏ mỏng (khoảng 55 – 90 độ C).
  • Mẫu bền, co giãn ít, ổn định kích thước dưới nhiệt độ thường.
  • Tạo độ bám huyền phù tốt.

Những chi tiết thường gặp trong quá trình đúc khuôn vỏ mỏng:

  • Những chi tiết đúc phức tạp, hay trong sản xuất hàng loạt để chế tạo các dụng cụ như dao phay, dao chuốt. Chế tạo các loại bánh răng; líp xe đạp; đĩa moto. Các phụ tùng trong máy nổ,… Vật đúc có khối lượng từ 0,02 ÷ 100kg; chiều dày đến 0,3mm và đường kính lỗ đến 2mm.
  • Lớp vỏ gốm.
  • Huyền phù là hỗn hợp của thạch cao (chất kết dính) và bột cát thạch anh (chất chịu lửa) nếu đúc trong khuôn vỏ mỏng bằng hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. Nếu đúc hợp kim có nhiệt độ nóng chảy cao, hỗn hợp huyền phù gồm sillimanite hoặc bột zircon (vật liệu chịu lửa) và silica (chất kết dính). Tùy vào mức độ nhẵn của hốc khuôn mà thêm vào sillimanite và ethyl silicate cho phù hợp. Thành phần của huyền phù thay đổi từ lớp vỏ trong ra ngoài. Khuôn có thể được dùng trực tiếp để đúc những chi tiết nhẹ (đúc vỏ mỏng). Hoặc được đặt vào khuôn lớn, bao phủ bằng cát để đúc những chi tiết lớn hơn (đúc khuôn cát).

    Quy trình đổ kim loại vào khuôn đúc vỏ mỏng.

Hỗn hợp làm vỏ gốm

  •  1kg: nước thủy tinh.
  •  400g: bột thạch anh (vật liệu chịu lửa).
  •  100g:bentonite (tăng khả năng chịu lửa và kết dính).

Trước khi rót kim loại vào. Khuôn cần được nung lên 900 – 1000ºC để loại bỏ hết sáp dư, làm cứng chất kết dính. Ngoài ra, nung khuôn còn giúp kim loại lỏng điền đầy khuôn hoàn toàn.

Trên đây là những chia sẻ thực tế về những lưu ý khi đúc khuôn vỏ mỏng mà Thiết bị Phong Đạt đã chia sẻ từ các chuyên gia trong ngành đúc vỏ mỏng. Hy vọng sẽ giúp quý khách hàng  có thêm kinh nghiệm và phát triển doanh nghiệp hơn nữa.

———————————————————————

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ & THƯƠNG MẠI PHONG ĐẠT

Văn phòng Trụ sở: 175/51 PHÓ CƠ ĐIỀU, PHƯỜNG 06, QUẬN 11, TP.HCM.
Địa chỉ Kho: 94/15 Đường Bình Chuẩn 31, KP. Bình Phước A, P. Bình Chuẩn, TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Tel: (+84) 0913.772.019 – 0906.841.474
Website: https://thietbiphongdat.com – Fanpage: Thiết bị phong đạt