Nên làm gì khi bị bệnh sỏi niệu quản?

53

 Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh sỏi niệu quản thì người dùng nên làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Nên làm gì khi có các dấu hiệu bị sỏi niệu quản

Bạn đang bị sỏi niệu quản? Bạn lo lắng không biết phải làm sao? Hãy thực hiện các quy tắc dưới đây.

Việc đầu tiên khi phát hiện ra bệnh bạn nên làm đó là đến cơ sở y tế uy tín kiểm tra để biết được loại sỏi, kích thước sỏi và được bác sỹ tư vấn cho liệu trình điều trị thích hợp.

Thứ hai là bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt hơn, nhanh chóng hồi phục sức khoẻ. Và để xây dựng được một chế độ ăn uống phù hợp với người bị sỏi niệu quản bạn nên chú ý đến hai vấn đề sau:

Ăn gì khi bị bệnh sỏi niệu quản?

Khi mắc bệnh sỏi niệu quản, các bạn nên ăn uống như sau:

+ Uống nhiều nước ( khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày), ăn nhiều canh trong bữa ăn.

+ Ăn nhiều hoa quả, rau củ tươi, sạch tốt cho sức khoẻ hoặc có thể thay thế bằng các loại nước ép cũng rất tốt.


+ Giảm hàm lượng muối trong thức ăn ít nhất có thể.

+ Bổ sung đủ canxi, magie cho cơ thể. Nhiều nghiên cứ đã chứng mimh rằng việc bổ sung canxi từ sữa chua rất tốt cho sức khoẻ lại giúp ngăn ngừa bệnh sỏi thận.

Sỏi niệu quản cần kiêng ăn gì?

Khi mắc bệnh sỏi niệu quản, người bệnh nên kiêng ăn những thực phẩm sau:

 + Hạn chế các thực phẩm giàu protein động vật như: thịt bò, thịt chó, thịt gà,…có thể thay thế bằng protein thực vật hoặc có thể ăn cá, cua thay cho thịt.

+ Không nên ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn liền, đặc biệt là mỳ tôm.

+ Tránh xa những đồ uống có cồn, có ga, cà phê, chè và thuốc lá.

+ Giảm lượng vitamin C.

+ Hạn chế các sản phẩm từ sữa và socola.

+ Tránh ăn những thực phẩm có cùng thành phần với sỏi, để biết được điều này các bạn cần đi làm xét nghiệm để biết được sỏi niệu quản của bạn thuộc loại nào? Thành phần là gì?

Tổng kết, khi bạn bị sỏi niệu quản, cần phải thường xuyên kiểm tra để theo dõi tình trạng bệnh và thực hiện đúng theo các chỉ dẫn của bác sỹ.

Ngoài ra nên kết hợp với chế độ ăn uống thông minh, khoa học để việc điều trị trở nên thuận lợi và đẩy nhanh thời gian khỏi bệnh hơn. Chúc bạn thành công!

Hướng dẫn cách phòng ngừa sỏi niệu thận tái phát

Sỏi niệu quản là bệnh dễ tái phát, nếu không được điều trị có thể gây tổn thương lâu dài cho cơ quan tiết niệu và nhiều biến chứng như nhiễm khuẩn.

Với những bệnh nhân đã phẫu thuật cần lưu ý đến chế độ ăn hàng ngày hợp lý, không ăn quá nhiều các thực phẩm có canxi oxalat như sữa, phô mai, nước chè đặc.

Ăn ít đạm động vật nếu bị sỏi axit uric. Nếu ăn quá nhiều sẽ dễ tạo sỏi, những bất thường trong hệ niệu gây trở ngại làm chậm dòng nước tiểu hoặc bế tắc đường tiểu sẽ gây tích tụ sỏi.

Tăng cường hoạt động với mục đích giúp sỏi di chuyển ra ngoài như chơi bóng bàn, đạp xe, nhảy dây, chơi tàu lượng….

Uống 2 lít nước mỗi ngày để bài tiết được hơn 1,5 lít nước tiểu, không nên nén chịu khi buồn đi tiểu. Nếu có dấu hiệu tiểu buốt , tiểu rắt thì nên dùng sớm các loại có sẵn như râu ngô, mã đề….

Một trong những cách chữa bệnh sỏi niệu quản hiệu quả nhất chính là phòng bệnh. Bên cạnh đó, phòng bệnh để không bị tái phát cũng là một việc làm cần thiết.

Quỳnh Nguyễn (TH)

Theo Phunutoday/Khoevadep