Đ.ột qu.ỵ n.ão ở Việt Nam đang ở mức “báo động đỏ”: Chuyên gia gửi 5 câu hỏi để người trẻ kiểm tra lối sống

102

TS. BS Trần Chí Cường cho rằng đã đến lúc cần truyền thông rộng rãi hơn về bệnh đột quỵ để nhiều người biết cách phòng ngừa và đến bệnh viện sớm nhất khi bệnh xảy ra.

80% người bị đột quỵ dưới 40 tuổi là nam giới

TS. BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ (S.I.S), đột quỵ não ở Việt Nam ở mức báo động đỏ. Mỗi năm, Việt Nam có 200 nghìn người bị đột quỵ.

Theo TS Cường thời gian vấn đồ đột quỵ “nóng lên” trở thành chủ đề bàn tán rất nhiều. Nhưng thực tế, từ trước tới nay tại các cơ sở y tế vẫn quá tải vì đột quỵ. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ vẫn là cao nhất.

Hàng năm số lượng người mắc đột quỵ trên toàn thế giới khoảng hơn 15 triệu người tương đương dân số của TP.HCM.

Cứ 45 giây có một ca đột quỵ và 4 phút có 1 người tử vong do đột quỵ. Đột quỵ là vấn đề nhức nhối của toàn thế giới không riêng Việt Nam.

Tại Việt Nam, TS Cường cho biết chỉ riêng khu vực đồng bằng sông cửu Long mỗi năm có khoảng 30 nghìn ca bệnh cần cấp cứu.

Trong số các trường hợp đột quỵ trẻ dưới 40 tuổi thì 80% là nam giới và 100% là có hút thuốc lá hơn 1 gói/ngày, uống rượu bia 5,6 ngày/tuần. Đây là thói quen sinh hoạt rất xấu ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng người trẻ chủ quan.

Đột quỵ phần lớn do liên quan đến lối sống

Về nguyên nhân gây đột quỵ, TS Cường cho rằng khi xã hội càng phát triển, tuổi thọ gia tăng kéo theo nhiều vấn đề bệnh tật liên quan tới tuổi tác trong đó có đột quỵ.

Ngoài ra, chúng ta cũng đang đối mặt với trẻ hoá đột quỵ. TS Cường từng tiếp nhận trường hợp trẻ em đột quỵ do bệnh nhi có bệnh bẩm sinh.

Bác sĩ gặp rất nhiều trường hợp đột quỵ dưới tuổi 40, phần lớn đều liên quan tới lối sống, thói quen sinh hoạt, một số do dị dạng mạch máu bẩm sinh.

Đặc biệt, TS Cường nhận xét, người trẻ Việt Nam rất lười vận động, lười đi bộ. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nhiều người rất lo lắng về nguy cơ đột quỵ nhưng khi được hỏi có đi bộ không thì được biết người đó cho biết không có thói quen này hàng ngày.

Nếu lo lắng về nguy cơ đột quỵ, người trẻ chỉ cần tự hỏi bản thân những câu hỏi như:

– Một ngày đi bộ bao nhiêu bước, vận động mất bao nhiêu thời gian?

– Có ngủ đủ giấc, ăn đủ chất hay không?

– Mỗi tuần uống bia rượu bao nhiêu lần, mỗi lần uống bao nhiêu rượu bia?

– Có quan tâm tới huyết áp của mình không?

– Có kiểm tra khi thấy bất thường không?…

Có 1 lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh là cách để phòng ngừa đột quỵ tốt nhất.

Cần truyền thông để bệnh nhân đột quỵ không còn đến bệnh viện muộn

Có một vấn đề làm gia tăng gánh nặng đột quỵ là đa số bệnh nhân bị đột quỵ đến bệnh viện muộn quá 6h, thậm chí hai ngày sau mới đến bệnh viện.

Lúc này, tình trạng bệnh nhân đã rất nặng, nguy cơ tử vong cao, nếu qua khỏi phần lớn trông chờ việc điều trị phục hồi chức năng.

Đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não hoặc xuất huyết máu não.

TS Cường cho rằng đã đến lúc cần truyền thông rộng rãi hơn về bệnh đột quỵ để phòng ngừa, làm sao người bệnh đến bệnh viện sớm nhất.

Những người bị các dấu hiệu như mất ý thức thoáng qua, té ngã, ngất xỉu, có cơn động kinh… cần sàng lọc nguy cơ đột quỵ.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên nhức đầu kéo dài, không đỡ sau uống thuốc giảm đau, có dấu hiệu tê dại thoáng qua rồi lại phục hồi… thì nên sàng lọc dị dạng mạch máu não – TS Cường nhấn mạnh.

 Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị