Bảo vệ người tiêu dùng – Hướng dẫn đầy đủ cho người thông thái

84
Các loại thuốc đông y kém chất lượng được lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.

Ngày nay, với những hoạt động tinh vi và những cá nhân, tổ chức chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không màng đến tác hại của những thực phẩm, đồ dùng, …, không rõ nguồn gốc, có những chất gây hại cho cơ thể con người, thậm chí là những sản phẩm bốc mùi hôi thối cũng được tái chế lại để đêm kinh doanh gây ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng.

Bộ Công thương khuyến cáo người tiêu dùng cần chú ý vào những tháng cuối năm, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, sản xuất, dịch vụ thi nhau giảm giá. Điều này đã thực sự hấp dẫn người tiêu dùng vào dịp tết.

Đồng thời, những hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh cũng ồ ạt trên thị trường trong những dịp tết đến.

Vì thế, để tránh những thiệt hại đáng tiếc về tài sản và sức khỏe, người tiêu dùng nên lưu ý các sản phẩm vào dịp tết.

Bên cạnh đó, khi phát hiện các cá nhân, cơ sở, doanh nghiệp tiêu thụ, kinh doanh, sản xuất những mặt hàng vi phạm quy định pháp luật thì cần báo cho cơ quan chức năng gần nhất.

Sau đây là những trường hợp được đưa đến người tiêu dùng trong thời gian vừa qua:

Chiều 26/01/2018, Thanh tra Sở Y tế TP HCM cho hay 2 phòng khám có bác sĩ Trung Quốc (gọi tắt là phòng khám Trung Quốc) bị xử phạt, gồm:

Công ty TNHH Phòng khám Đa khoa 3 tháng 2 (1503-1505 -1507-1509 đường 3 Tháng 2, phường 16, quận 11) bị phạt 210 triệu đồng.

Công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Thành Thái (tên cũ Công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Elizabeth, 87-89 Thành Thái, phường 14, quận 10) bị phạt 161 triệu đồng. Đồng thời, 2 phòng khám này cũng bị tước giấy phép hoạt động.

Bộ trưởng Bộ Y tế trong một lần kiểm tra phòng khám trên địa bàn TP HCM.

Ngày 23/01/2018, Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng đã tiến hành tiêu hủy hơn 76.000 bao thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

Số thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ trên do các lực lượng Chi cục Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng thành phố và Công an quận Liên Chiểu bắt, thu giữ trong năm qua. Có gần 69.000 bao 555, 4.000 bao Esse và hơn 3.200 bao Jet.

Các cơ quan chức năng tổ chức tiêu hủy

Ngày 06/01/2018, Đội 6 – Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 11.

Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội thu giữ khi kiểm tra kho hàng của công ty TNHH Dược Mỹ Phẩm Ngọc Anh thu giữ hơn 2 tấn thuốc đông y chữa bệnh trôi nổi trên thị trường.

Những lọ thuốc đặc trị xương khớp được công ty TNHH Dược Mỹ Phẩm Ngọc Anh quảng cáo làm từ hơn 30 loại thảo dược quý, có giá bán 240.000 đồng.

Tuy nhiên, theo tài liệu từ cơ quan công an, thực chất sản phẩm được mua trôi nổi trên thị trường chỉ với mức giá 15.000-20.000 đồng rồi gia công, đóng bao bì.

Dù trực tiếp sản xuất, kinh doanh thuốc đông y nhưng công ty TNHH Dược Mỹ Phẩm Ngọc Anh chỉ có duy nhất giấy đăng ký doanh nghiệp.

Các loại thuốc đông y kém chất lượng được lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.

Đặc biệt một sự việc gây xôn xao người tiêu dùng vào những ngày gần cuối tháng năm 2017, đó là vào ngày 10/10/2017, Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa bắt quả tang 1 cơ sở giết mổ heo bệnh, heo chết để bán ra thị trường.

Theo đó, khoảng 10 giờ cùng ngày, Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP. Biên Hòa tiến hành kiểm tra cơ sở giết mổ heo của ông Phan Thanh Sang (39 tuổi, ngụ tỉnh Cà Mau, tạm trú KP2, phường Long Bình, TP. Biên Hòa).

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại cơ sở có 2 người đang thực hiện việc giết mổ heo.

Quá trình giết mổ heo của các nhân viên cơ sở đều được thực hiện trên nền xi măng và nằm ngay chuồng nuôi heo rất mất vệ sinh.

Lực lượng chức năng phát hiện khoảng 200kg thịt heo đã được mổ thành phẩm trước đó. Số thịt này nằm vương vãi trên nền xi măng, trong đó một số đang chuẩn bị đưa đi tiêu thụ.

Lực lượng công an kiểm tra cơ sở mổ heo của ông Phan Thanh Sang.

Lực lượng chức năng phát hiện số thịt được mổ thành phẩm từ những con heo bị bệnh hoặc đã chết.

Nhiều thành phẩm thịt có vết thâm tím. Kiểm tra, lực lượng phát hiện 8 con heo với trọng lượng khoảng 250kg có biểu hiện bị bệnh và đang chờ giết mổ.

Ông Sang không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào liên quan đến nguồn gốc số thịt heo trên. Bước đầu chủ cơ sở khai nhận, số heo được nhập từ các trại chăn nuôi tư nhân ở khu vực xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom.

Hàng ngày, khi các cơ sở chăn nuôi này phát hiện có heo bệnh, heo bỏ ăn hoặc đã chết đều mang đến cơ sở của ông và bán với giá khoảng 13 ngàn đồng/kg.

Sau khi giết mổ, ông Sang đưa số thịt heo này tiêu thụ tại khu vực tỉnh Bình Dương.

Qua những sự việc trên, cho thấy rằng hằng ngày những hoạt động kinh doanh, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bẩn, dịch vụ, hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng lậu,… ngày càng nhiều và tinh vi hơn.

Thế nên, Nhà nước, Cục quản lý cạnh tranh – Bộ công thương cũng như các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra chặt chẽ các cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ….

Đồng thời, thông tin đến người tiêu dùng được biết. Đặc biệt, người tiêu cũng cũng cần trang bị cho mình những kiến thức để lựa chọn thông minh cho bản thân, gia đình và xã hội.

Cát Trí – Theo Phunutieudung